Đọc truyện online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.

Mẹ Tôi Sinh Ra Tôi, Chỉ Để Hút Máu Tôi Mà Sống..

Chương 5



Facebook Group
🌟 Tham gia nhóm Facebook!

🤝 Cập nhật thông tin mới, chia sẻ mỗi ngày và kết nối cộng đồng!
🎉 Nhấn để tham gia ngay 😄

Không có người nối dõi, mẹ tôi lúc đó sợ đến mất hồn.

Trước kia bà còn kén cá chọn canh khi có người tới hỏi cưới chị cả.

Nào thì chê nhà người ta ở xa quá, sau này chị lấy chồng rồi không về phụ giúp được.

Nào thì lại chê nhà người ta đông anh em, sau này chia gia sản sẽ rắc rối.

Nhưng vì con trai, lần này mẹ tôi chẳng buồn kén chọn nữa.

Cuối cùng là do mợ giới thiệu một gia đình, nói đến sính lễ, bên đó cũng trả rất sòng phẳng.

Chuyện thế là được định đoạt.

Buổi tối, chị cả mới kể: nếu không nhờ mợ tìm giúp chỗ này, thì có lẽ vì sáu nghìn đồng tiền sính lễ, chị đã bị gả cho một đứa ngốc ở làng bên rồi.

Hôm sau, nhà trai đến rước dâu, đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy chồng tương lai của chị cả.

May mà người trông thật thà, lại là do mợ làm mai, nên tôi và anh hai cũng yên tâm phần nào.

Nhưng trong lòng, chúng tôi vẫn lo.

Một cuộc hôn nhân không có tình cảm, chỉ đầy rẫy tính toán, làm sao không khiến người ta sợ chị sẽ khổ?

Dẫu vậy, để chị cả được xuất giá trong vui vẻ, chúng tôi cố gắng cười thật tươi.

Anh hai miệng gọi "anh rể" hết lần này đến lần khác, nhưng mắt cứ đỏ hoe, ánh mắt chan chứa nước. Tôi hiểu.

Sau khi có anh cả, khi anh hai ra đời, ba mẹ đã không còn vui sướng như lần đầu nữa.



Khi ấy anh cả bám người, lại hay giành được tình thương.

Thế nên, anh hai gần như được một tay chị cả chăm sóc lớn lên.

Tình cảm anh hai dành cho chị, còn sâu đậm hơn dành cho mẹ.

Vậy nên, anh hai buồn lắm.

Dù chẳng nỡ, chúng tôi vẫn tiễn chị cả về nhà chồng.

15

Khát khao được rời khỏi căn nhà này chưa bao giờ mãnh liệt đến thế.

Tôi biết, cho dù có chiếc “bánh vẽ” mà chị Lưu Anh đã hứa hẹn với ba mẹ đặt trước mắt, thì trong ngôi nhà này, bất cứ khi nào gặp chuyện, con gái vẫn luôn là người đầu tiên bị đem ra trao đổi.

Chị cả đã lấy chồng rồi.

Trước khi tôi đủ tuổi trưởng thành, tôi vẫn sẽ đối mặt với đủ loại nguy cơ bỏ học, lấy chồng.

Có thể là vì chân ba tôi bị thương.

Có thể là vì nhà thiếu người làm việc.

Có thể là anh cả muốn xây nhà mới.

Cũng có thể, chỉ là vì gia đình gặp một khủng hoảng kinh tế nho nhỏ.

Sau khi chị cả lấy chồng, anh cả cầm mấy nghìn đồng tiền sính lễ đổi từ chị, quay đầu cưới luôn cô gái anh dắt về từ trước đó.



Chị dâu mới là người ngoài tỉnh, hai người cưới vào dịp Tết, đầu năm xong lại rủ nhau đi làm thuê.

Kỳ nghỉ đông năm đó, ban ngày tôi làm việc, ban đêm chui vào chăn bật đèn pin đọc sách.

Không dám bật đèn, sẽ bị mẹ mắng.

Sau khi chị cả đi lấy chồng, trong chăn rộng rãi hơn rất nhiều.

Cái lạnh kéo dài, bóng tối bất tận, đọc sách là tia sáng duy nhất tôi có thể nắm lấy.

Về sau, tôi luôn giữ vững vị trí đứng đầu lớp.

Giáo viên chủ nhiệm nói, từ trước đến nay, lật lại cả chồng bài thi mấy năm, chưa từng có học sinh nào đạt điểm cao như tôi.

Tôi nói tài liệu ôn tập của trường, tôi đã học hết rồi.

Thầy chủ nhiệm quý nhân tài.

Thầy nhờ bạn học ở huyện, ở thành phố, gần như gom đủ tài liệu của vài trường trung học tốt nhất trong thành phố cho tôi học, làm đề.

Có cả những bài toán giáo viên trong trường không giải được, thầy cũng chủ động gọi điện cho giáo viên ưu tú cấp tỉnh, cấp thành phố, tự xưng danh, khiêm tốn hỏi bài.

Nỗ lực rồi sẽ được đền đáp.

Năm tôi thi tốt nghiệp trung học cơ sở, trường thị trấn dán một tấm hồng báo to đùng:

#Nhiệt liệt chúc mừng bạn học Lý Yến của trường thị trấn đạt thủ khoa toàn huyện kỳ thi tốt nghiệp trung học!#

Nhờ thành tích này, thầy chủ nhiệm cũng được vinh danh là giáo viên ưu tú cấp huyện, sau đó được điều lên dạy ở trường Nhất Trung của huyện.



Tất nhiên, đó là chuyện sau này.

Ngày công bố điểm thi, hiệu trưởng mua sáu thùng pháo, đốt ngay trước cổng trường.

Vì trước giờ, học sinh trường thị trấn mà thi đỗ cấp ba huyện, đã là chuyện rất hiếm rồi.

Lãnh đạo nhà trường mời ba mẹ tôi lên sân khấu, chia sẻ kinh nghiệm giáo dục con cái.

Ba tôi cứ mãi xoa túi quần, trong đó là 500 đồng tiền thưởng mà nhà trường tặng tôi.

Mẹ tôi thì cười toe toét, không đến nỗi luống cuống như ba tôi.

Bà cầm lấy micro, nói vài câu khách sáo do mợ dạy từ trước.

Dưới sân khấu vang lên những tràng pháo tay nhiệt liệt.

Nhưng sau khi bước xuống, mẹ tôi vẫn không nỡ rời mắt khỏi bảng điểm của tôi, miệng cứ lẩm bẩm:

"Ước gì thằng cả cũng có thành tích như con bé thì tốt biết mấy."

Lúc đó, nghe đâu sau hơn một năm kết hôn, chị dâu càng ngày càng chán nản vì anh cả bất tài, nhà lại nghèo.

Thường xuyên cãi nhau, cứ vài hôm lại đòi ly hôn với anh tôi.

Đàn bà chán chồng, còn anh cả thì ngày càng không có chí tiến thủ.

Chê công việc vất vả, chê vợ thực dụng, chê thiên hạ ngoài kia ai cũng tính toán.

Ngay khi tiền thưởng của tôi vừa về tay, mẹ tôi đã tính chuyện mua vé tàu cho anh cả về nhà.



Ba tôi thì nắm chặt tiền trong tay, không buông:

"Nó đi làm thuê bao nhiêu năm nay, có gửi đồng nào về nhà không?"

"Mua vé tàu cũng phải chìa tay xin tiền nhà hả?"

"Chính bà là người lúc nào cũng thiên vị, thiên vị suốt ngày!"

"Chưa bằng được con nhóc này đâu - đi học còn kiếm tiền về cho tôi rồi kìa!"

Mẹ tôi bị ba mắng tới mức không dám ngẩng đầu.

Cũng hết cách, dù bà có nuông chiều con trai lớn đến mấy, thì chồng vẫn là trời, bà sẽ không phản kháng.

Lúc đó, tôi mới chợt nhận ra, hóa ra ba vẫn luôn biết mẹ thiên vị.

Và hôm ấy, cũng là lần đầu tiên từ nhỏ đến lớn, ba tôi khen tôi.

Khi biết kết quả thi, tôi cũng như buông được gánh nặng đè suốt bao năm.

Đúng khoảnh khắc ấy, trước mắt tôi tối sầm, tôi ngất xỉu.

16

Lúc tỉnh lại, tôi đã nằm trong bệnh viện.

Mợ kể, khi buổi lễ tuyên dương của trường vẫn chưa kết thúc, tôi đã ngất xỉu.

Mợ vội cõng tôi đến trạm y tế thị trấn.



Bác sĩ kiểm tra một hồi, nói đại khái là tôi áp lực quá lớn, thiếu ngủ, lại suy dinh dưỡng.

Ông kê vài thang thuốc, dặn tôi về nhà nghỉ ngơi cho tốt.

Mặt tôi đỏ ửng, cắn môi, khẽ hỏi:

"Có thấy ba mẹ cháu không ạ?"

Chủ yếu là... tiền vẫn còn trong tay ba tôi, giờ trả viện phí phải xin tiền.

Mợ có vẻ đoán được nỗi xấu hổ của tôi, nhẹ nhàng xoa đầu tôi:

"Yến Yến à, mợ đóng tiền rồi, đừng lo."

Sau đó tôi trở về nhà.

Chỉ thấy ba mẹ đã về từ lâu, họ thậm chí còn biết chuyện tôi ngất xỉu hôm đó.

Nhưng vẫn dứt khoát nắm chặt số tiền ấy mà đi.

Họ nói - "Lo gì chứ, chẳng phải còn có mợ mày sao?

Bà ấy chẳng lẽ lại bỏ mặc mày à?"

"Con cũng thiệt là, chưa thấy qua cái cảnh đời nào, thi được điểm cao một chút, được khen vài câu là mừng đến choáng váng."

Nghe thử coi, đây là lời từ miệng cha mẹ đó.

"......"



May mà sau đó vẫn còn một tin tốt.

Tuy nguyện vọng thi cấp ba của tôi chỉ điền trường trung học trong huyện, nhưng trường trung học thành phố cũng có một số suất linh động, họ sẽ đi "săn người" khắp nơi sau khi có điểm thi.

Vì tôi đứng nhất toàn huyện, nên trường Nhất Trung thành phố đã đưa cành ô liu mời tôi, còn miễn luôn học phí.

Trường Nhất Trung thành phố, chính là ngôi trường cấp ba tốt nhất toàn thành phố.

Mà thành phố ấy, là nơi tôi từ nhỏ đến lớn chưa từng đặt chân tới.

May thay, năm nay anh họ tôi – anh Toàn – đã tốt nghiệp đại học và đi làm, ngay trong thành phố ấy.

Mợ nói, học ở thành phố rất tốt, anh Toàn cũng có thể chăm sóc tôi.

Trước khi nhập học năm lớp 10, tôi ghé thăm nhà chị cả một chuyến.

Lúc đó, chị đang mang thai, bụng đã nhô cao, vẫn còn bận rộn trong bếp.

Anh rể đi làm ruộng về, thấy cảnh đó còn giận hơn cả tôi.

"Sắp sinh rồi mà! Sao còn không biết giữ gìn!"

Anh cẩn thận đỡ chị ngồi xuống ghế, cầm lấy xẻng xào, nấu ăn rất thuần thục.

Trong mắt chị cả ánh lên vẻ hạnh phúc thật lòng, mợ đã gả chị vào một nhà tốt.

Trước khi tôi rời đi, chị đưa cho tôi một cái túi đựng sách.

"Ban đầu chị định làm cho em một đôi giày."



"Nhưng lâu quá không gặp, cũng không biết chân em giờ mang cỡ nào nữa."

"Giờ lên cấp ba rồi, vậy chị may cho em một cái túi đựng sách mới."

"Chị không giỏi ăn nói, chỉ mong em học hành chăm chỉ, thi đỗ đại học, thoát ra ngoài."

Thật ra sau khi vào cấp hai, gần như chẳng ai còn dùng túi vải đựng sách nữa.

Ai cũng dùng ba lô cả.

Tôi cũng vậy, mợ mua cho tôi một chiếc ba lô mới.

(Hết Chương 5)


Bình luận

Loading...