Mẹ Tôi Sinh Ra Tôi, Chỉ Để Hút Máu Tôi Mà Sống..
Chương 4

🌟 Tham gia nhóm Facebook!
🤝 Cập nhật thông tin mới, chia sẻ mỗi ngày và kết nối cộng đồng!
🎉 Nhấn để tham gia ngay 😄
Chị cả nghe vậy thì hoảng hốt:
“Không! Mẹ, việc nhà để con làm hết, đừng bắt em nghỉ học!”
Mẹ ngắt lời ngay:
“Mày biết cái gì?! Quyết rồi! Đứa nào dám nói nữa… Dù ba tụi mày đang nằm đó, tao vẫn đánh gãy giò được hết!”
Tôi kéo nhẹ áo chị cả, ra hiệu chị về phòng.
Tôi đã quen rồi, bao năm sống trong thiên vị, bất công, bạo lực và đàn áp, tôi chẳng còn trông mong gì từ hai người gọi là cha mẹ này nữa.
Điều duy nhất tôi nghĩ là:
“Giờ mình phải làm gì …để đảo ngược quyết định của bà ấy?”
Tối hôm đó, khi trời vừa đen kịt, cây cối xào xạc và chó trong làng thi nhau sủa, tôi một mình lần đầu tiên băng qua hơn chục dặm đường núi trong đêm.
Đêm ấy, tôi đến nhà chị Lưu Anh – người chị trong làng đã từng giúp đỡ tôi.
Nửa đêm mới lặng lẽ quay về.
11
Sáng hôm sau, tôi còn chưa kịp đi học, thì chị Lưu Anh đã tới nhà.
Tôi hơi ngẩn ra… nhưng rồi nhanh chóng hiểu chuyện gì sắp xảy ra.
Chị mang theo một hộp quà bổ dưỡng, vừa tới nơi, mẹ tôi đã niềm nở chạy ra đón, cười tít mắt…
“Ái chà, Tiểu Anh về từ khi nào vậy? Cái này là gì thế?”
“Dì ơi, con mới về tối qua thôi ạ,” “Nghe nói chú bị thương ở chân, nên con ghé qua thăm một chút.”
Nói rồi, chị Lưu Anh đưa hộp quà biếu ra.
“Ấy da, con bé này, tới thăm thôi là quý rồi, còn mua quà làm gì cho tốn kém!”
Nói thì nói vậy, nhưng mẹ tôi tay đã nhanh nhẹn lau sạch tay, vội vàng nhận lấy hộp quà mà không chút chần chừ.
Ngay sau đó, bà liền gọi tôi lại, bảo tôi ở nhà tiếp chuyện chị Lưu Anh, không cho tôi đi học như thường lệ.
Sao không bảo chị cả ở nhà tiếp?
Vì trong mắt mẹ tôi, tôi đi học mấy năm, biết ăn nói, còn chị cả không học hành, ăn nói vụng về, không hợp để tiếp chuyện “người có văn hóa” như Lưu Anh.
“Yến Yến hả? Giờ lớn thế này rồi cơ à!”
Chị Lưu Anh chợt chú ý tới tôi, nắm tay tôi thân thiết hỏi han:
“Giờ học lớp mấy rồi em?”
“Lớp sáu ạ.” – tôi hơi ngại ngùng trả lời.
“Ối, lớp sáu rồi đó hả! Thế học hành sao rồi?”
Chị giả vờ ngạc nhiên, rồi tươi cười.
“Em luôn đứng nhất lớp.” – tôi lí nhí nói.
Chị Lưu Anh nắm chặt tay tôi, như vừa phát hiện ra bảo vật:
“Ôi dì ơi! Con bé Yến Yến học còn giỏi hơn con hồi đó nữa đó nha!”
Mẹ tôi xua tay cười xòa:
“Đâu có, đâu có giỏi bằng cháu đâu!”
“Thiệt mà dì! Hồi con học, làm gì giữ nổi hạng nhất suốt như em nó đâu.”
“Yến Yến học giỏi vậy, phải cố mà học tiếp nghe chưa!”
“Sau này ra trường, về chỗ chị làm luôn.”
“Dì không biết chứ, giờ trong xưởng người ta quản lý toàn theo hướng khoa học.”
“Con đau đầu suốt vì không tìm được người vừa đáng tin, vừa có trình độ để giúp quản lý.”
“Không chỉ xưởng nhà con đâu, cả khu công nghiệp chỗ con cũng đang thiếu người giỏi trầm trọng!”
“Em mà học hành tử tế, sau này mấy chị phải giành nhau mới được đó!”
Mẹ tôi nghe đến đây, mắt sáng lên như bật đèn, ánh mắt xoay chuyển liên tục.
“Lưu Anh nè, mấy công ty như vậy cần trình độ cỡ nào mới làm được vậy?”
“Ít nhất cũng phải tốt nghiệp cấp 3 nha dì.”
“Mà cũng không lâu đâu dì ơi – thêm vài năm nữa thôi.”
“Đợi Yến Yến học xong, hai bác tha hồ hưởng phúc!”
Chị Lưu Anh về rồi.
Ngay lập tức, mẹ tôi bảo tôi đi học như bình thường, không nhắc nửa chữ về chuyện nghỉ học nữa.
12
Chị Lưu Anh đợi tôi ở đầu làng.
Lúc này tôi mới biết, tối qua tôi đến nhà chú Lưu gọi điện cho chị ấy, và chị lập tức lái xe về ngay trong đêm.
"Chị Lưu, thật ra... để chú Lưu đến nhà nói một tiếng là được rồi."
"Chị còn phải lặn lội về tận đây..."
Chị Lưu Anh xoa đầu tôi, nhẹ giọng an ủi:
"Chị biết tính ba mẹ em."
"Mấy lời này, chị nói ra, còn hiệu quả hơn bất kỳ ai khác."
"Yến Yến, em cứ yên tâm mà học, có khó khăn gì thì tìm chị, đừng ngại phiền."
"Chị chỉ mong, con gái làng mình ngày càng có nhiều người bước ra ngoài, đừng ai bị vây khốn ở nơi này nữa..."
Chị Lưu Anh nói với tôi, nhưng ánh mắt lại xuyên qua tôi, nhìn về phía bên kia ngọn núi, như đang hoài niệm chuyện xưa.
Tôi cảm ơn chị rồi đi đến trường.
Đến trường, tôi kể chuyện này cho mợ nghe, tất nhiên cũng nói mọi chuyện giờ đã được giải quyết.
Mợ tán thưởng cách xử lý của tôi.
Mợ cũng biết, lúc này nếu mợ ra mặt, e rằng không hiệu quả bằng “bánh vẽ” của chị Lưu Anh.
Dù sao thì, so với chuyện tôi học hành để phụng dưỡng mợ sau này, ba mẹ tôi càng mong tôi học giỏi để cả nhà có thể sống sung sướng như nhà chị Lưu Anh vậy.
Dù là thế, tôi vẫn thấy vừa xúc động vừa bất ngờ vì chuyện học của tôi, mà chị Lưu lại vội vàng chạy về trong đêm.
Mợ thì lại như đã sớm hiểu chuyện:
"Hồi nhỏ, chị Lưu có một người chị họ, lớn hơn chị hai tuổi, hai người rất thân nhau."
"Con bé đó thông minh lắm, lúc chăn dê còn lén lút trèo lên cửa sổ sau lớp học nghe giảng. Cô đang gọi học sinh trả bài trong lớp, nó đứng ngoài cũng khẽ đọc theo, thuộc còn kỹ hơn bọn nhỏ trong lớp."
"Nhưng mới 12 tuổi đã bị ba ép gả cho một lão già độc thân. Nó không chịu, đêm đó bỏ nhà trốn đi, bị cha mẹ phát hiện."
"Thế là nó càng liều mạng chạy. Nhưng trời tối đen như mực, vách đá cheo leo... chẳng may trượt chân rơi xuống vực, không còn sống được nữa."
"Cha mẹ nó sau khi tìm thấy xác, cũng không mang về, mà chôn luôn tại chỗ."
"Từ đó trở đi, Lưu Anh như biến thành người khác, cắm đầu vào học, lần nào cũng đứng nhất, nhưng lại trở nên trầm lặng."
Tôi nghe mà lòng nặng trĩu.
Vài câu nói, là cả một đời thiếu nữ.
Nhưng ở làng tôi, cái chết của một đứa con gái... lại chẳng đáng là bao.
13
Thời gian trôi rất nhanh, một năm sau, nhờ thành tích luôn đứng nhất, tôi được miễn học phí vào trường trung học thị trấn.
Cuối cùng cũng bớt gánh nặng học phí cho mợ, tôi âm thầm thở phào.
Nhưng ba mẹ tôi lúc này lại giả vờ như không biết gì.
Học phí không cần nhà cậu chi nữa, nhưng lên thị trấn học phải ở nội trú.
Tiền ở, tiền ăn... họ vẫn kêu nghèo, bảo tôi tự nghĩ cách xoay sở.
Dù tôi biết, mẹ vẫn thỉnh thoảng gửi tiền cho anh cả đang làm thuê ngoài tỉnh.
Ba mẹ là không thể trông chờ gì được nữa.
May mà hè năm đó, tôi theo chị cả đi đan nan tre.
Tôi lén để dành được chút tiền, đủ sống cho hai tháng đầu học kỳ.
Chị cả còn lấy ra ít tiền từng cất giấu hồi trước, đưa cho tôi mang theo.
Trước khai giảng, mợ lại đến tìm tôi, nhét tiền vào túi tôi bằng được.
"Anh Toàn nhà mình giờ học đại học rồi, tiền học tiền ăn nó tự kiếm, không phải để mợ lo gì cả."
"Giờ trong nhà chỉ còn lo cho mỗi mình con học thôi, dư sức mà!"
Tôi mím môi cảm ơn mợ, xoay người bước vào cổng trường cấp hai.
Theo chương trình học càng ngày càng nâng cao, sách tôi đọc cũng nhiều hơn.
Trong sách, tôi thấy một thế giới rộng lớn hơn rất nhiều.
Ngôi làng nhỏ bé ấy, tôi đã dần để lại phía sau.
Lúc này, tôi mang trong lòng đầy hoài bão.
Tôi phải bước tiếp, bước ra khỏi nơi đây.
Tôi còn phải mang theo tất cả hy vọng mà người khác đặt lên tôi, để cùng nhau đi ra ngoài.
14
Những ngày như thế, kéo dài cho đến hết học kỳ đầu lớp 8.
Tôi và anh hai vừa thi xong, ba mẹ liền nhờ người quen đứng đợi sẵn ở cổng trường.
Họ bảo người quen đưa chúng tôi về nhà.
Tôi cứ tưởng ba mẹ sợ hai anh em lười biếng, nên muốn chúng tôi về sớm để làm việc nhà.
Nào ngờ vừa về đến, cảnh tượng trước mắt lại là đèn lồng đỏ rực, nhà cửa trang hoàng như lễ cưới.
"Ai cưới vậy?"
Lúc này, anh cả dắt một người phụ nữ bước ra từ trong nhà.
Nhưng người sắp cưới, không phải anh cả.
Mà là chị cả.
"Con nhỏ Trân mà cưới, chẳng phải để đổi lấy sính lễ cho thằng em sao!"
Từ lời bàn tán rôm rả của các bà cô trong làng, chúng tôi mới hiểu:
Nửa tháng trước, anh cả dẫn một người phụ nữ về nhà...
1
Vừa về đến nhà, anh cả đã há miệng đòi ba mẹ đưa tiền sính lễ.
“Nếu hai người không chịu bỏ tiền, để con cưới không được Tú Phân, vậy thì cả đời này con không lấy vợ nữa!
Con tuyệt hậu, hai người mới vừa lòng hả?!”
Mấy cô bác hàng xóm bắt chước lại cái điệu hôm đó anh tôi đứng giữa sân mà ăn vạ, y chang thật.
(Hết Chương 4)Bấm vào trang bên dưới tiếp theo chọn vào nút theo dõi nhận truyện mới nhất
cảm ơn mọi người nhìu ạ 🫰🫰🫰 🥰🥰🥰