Mẹ Tôi Sinh Ra Tôi, Chỉ Để Hút Máu Tôi Mà Sống..
Chương 6

🌟 Tham gia nhóm Facebook!
🤝 Cập nhật thông tin mới, chia sẻ mỗi ngày và kết nối cộng đồng!
🎉 Nhấn để tham gia ngay 😄
Mũi tôi cay xè, nhận lấy món quà nhập học mà chị tặng.
Chị xoa đầu tôi.
Dù giờ tôi đã cao hơn cả chị.
Tôi chợt nhớ tới khi còn rất nhỏ, có lần khai giảng mà mẹ chỉ cho tôi cái túi ni lông để đựng sách, tôi tủi thân khóc như mưa.
Chị đứng bên cạnh khi đó, gương mặt còn hối hận hơn cả tôi, xoa đầu tôi.
Chị áy náy nói: "Chị lẽ ra nên nghĩ tới chuyện này sớm, chị nên chuẩn bị cho em từ sớm mới đúng."
Chín năm rồi, vậy mà chị vẫn nhớ chuyện tôi đi học cần có túi đựng sách.
Túi vải mà chị may thật sự rất đẹp, nhìn là biết dùng vải tốt, từng mũi kim đường chỉ đều tỉ mỉ tinh tế.
Về sau, tôi đã dùng nó suốt rất rất nhiều năm.
18
Lần đầu tiên đến thành phố, tôi mới thật sự cảm nhận được ý nghĩa của mấy từ đã học trước đây: “xe như nước, ngựa như rồng”.
Lần đầu tiên thấy nhiều tòa cao ốc san sát đến thế.
Những dân văn phòng ăn mặc bóng bẩy, tiếng giày cao gót lạch cạch vang lên trên nền gạch men sáng loáng.
Và cả... tôi – người chẳng hề ăn nhập gì với cái thành phố này.
Khai giảng.
Khi tôi xách túi vải, mặc bộ đồ không vừa vặn cho lắm, đôi giày còn bị bong keo ở mũi bước vào cổng trường, sau lưng liền vang lên vài tiếng cười khúc khích khe khẽ.
Nhìn các bạn mặc đồ mới tinh, giày mới sáng choang, đeo ba lô hợp mốt, tôi bỗng thấy mặt mình nóng bừng lên.
Thật ra, dì đã mua cho tôi hai bộ đồ mới, nhưng tôi nghĩ hôm nay còn phải chuyển đồ vào ký túc, có khi còn phải nhận sách.
Tôi sợ làm hỏng đồ mới, tiếc không dám mặc.
Có bạn đi ngang qua tôi, theo phản xạ đưa tay bịt mũi.
Lòng tự trọng của tôi lập tức rơi xuống đáy.
Tôi thật sự rất muốn giải thích: tôi chỉ mặc đồ cũ thôi, nhưng đều giặt sạch rất nhiều lần, không hề dơ.
“……”
Nhưng chuyện sau khi nhập học khiến tôi chẳng còn tâm trí để bận lòng vì chút sĩ diện chẳng đáng gì này.
Vì đứa luôn đứng nhất lớp như tôi, sau kỳ thi đầu vào ở đây, lại chỉ xếp ngoài hạng một trăm mấy.
Bài thi không chỉ kiểm tra kiến thức cấp hai, mà còn có cả nội dung cấp ba, thậm chí còn có cả phần mở rộng ngoài chương trình.
Giáo viên sẽ dựa trên kết quả đó để đánh giá sơ bộ, hiểu tình hình của từng học sinh.
Trong văn phòng, giáo viên chủ nhiệm cầm bảng điểm của tôi, cau mày:
“Em là thủ khoa huyện em à?”
“Nghỉ hè không học gì sao?”
Tôi để hai tay ra sau lưng, vô thức xoắn tay lại.
Những vết chai cùng mấy vết sẹo mảnh li ti trên lòng bàn tay ma sát vào nhau, gây ra cơn đau âm ỉ nhức nhối.
Suốt kỳ nghỉ hè, tôi bị bố mẹ nhốt trong nhà đan nan tre.
Anh hai muốn giúp tôi làm quen sớm với chương trình cấp ba, còn mang sách giáo khoa về cho tôi.
Nhưng ban ngày mẹ không cho tôi đọc sách.
Đêm đến, tôi chỉ dám lén chui vào chăn để học.
Mắt ngày càng kém, tôi cũng chẳng dám xem lâu.
Tôi sợ cận.
Vì bị cận sẽ ảnh hưởng đến việc nhìn bảng, còn phải tốn tiền mua kính.
Nên lúc đó tôi nghĩ: thôi thì đến trường học bù cũng được.
Nhưng lúc này đây, tôi chỉ cảm thấy hối hận trào dâng.
Giáo viên chủ nhiệm thấy tôi không đáp, cũng không hỏi thêm.
Chỉ nhắc nhở một câu: nếu kỳ thi cuối kỳ không lọt vào top 50 toàn khối, kỳ sau sẽ không được miễn học phí nữa.
Miễn học phí là chính sách khuyến khích học sinh giỏi mà nhà trường dành riêng.
Nghe tới đây, tôi càng sốt ruột hơn.
19
Mỗi lần nghĩ đến sự buông thả của mình trong kỳ nghỉ hè, tôi lại vô cùng hối hận.
Nhưng hối hận thì cũng chẳng thay đổi được gì.
Tôi chỉ còn duy nhất một con đường để đi - Phải kéo điểm số lên.
Bởi vì rớt xuống... chính là vực sâu vạn trượng.
Tôi vùi đầu vào học.
Mỗi sáng và tối, tôi xách túi vải do chị cả tự tay may, nhét đầy sách vở, đi đi về về giữa lớp học và ký túc xá.
Đèn lớp học tắt lúc 10 giờ đêm.
Đèn ký túc xá tắt lúc 10 rưỡi.
Chỉ có đèn ở bồn rửa tay dùng chung là sáng suốt đêm nhưng phải cứ nửa phút ho khan một lần, mới giữ được ánh sáng.
Tất nhiên, tôi vẫn sắp xếp thời gian nghỉ ngơi.
Tôi học đến 2 giờ sáng thì quay về ký túc ngủ.
Thức dậy là thấy ánh bình minh lúc 5 giờ sáng.
Tôi hầu như không nói chuyện với ai, vì thấy phí thời gian.
Tôi ít lời đến mức, cả bạn cùng phòng cũng thấy tôi là kiểu người lập dị.
May thay, đúng như mợ nói, ơn trời đã ban cho tôi một cái đầu biết học.
Nâng điểm số lên, vốn là chuyện nhỏ nhặt nhất trong những khổ cực mà một đứa trẻ nghèo phải đối mặt.
Đến kỳ thi cuối kỳ, tôi đã lọt vào top 20 toàn khối.
Khi còn học bình thường, những lời chê tôi kỳ quặc, lập dị… Giờ bỗng hóa thành lời khen ngợi.
Sự không hòa nhập, cũng bỗng được gọi là “cá tính nổi bật”.
Âm thanh từng chói tai, giờ nghe lại... êm dịu đến lạ.
20
Suốt ba năm cấp ba, tôi rất hiếm khi về nhà.
Trong ba năm ấy, đã xảy ra rất nhiều chuyện.
Ví dụ như:
Chị dâu chê anh cả không có tương lai, cuối cùng cũng bỏ đi.
Anh cả thì suốt ngày vòi tiền nhà, hết lần này đến lần khác cãi nhau với bố...
Mẹ xót anh cả, lén gửi tiền cho anh, kết quả bị bố phát hiện, ăn ngay một trận đòn tơi tả.
Bố đi ăn nhậu ở nhà người ta, nửa đêm say khướt trở về, trượt chân gãy chân.
Trùng đúng chỗ vết thương cũ năm đó - lần này, què hẳn.
Chị cả và anh rể vì lo cho con nên dọn lên trấn mở quán cơm nhỏ, làm ăn mỗi ngày một khấm khá.
Mẹ tìm chị cả mượn tiền, lại bị anh rể mắng thẳng mặt đuổi ra ngoài.
Mợ được điều lên dạy ở trường huyện.
“……”
Những năm này, vì việc học của tôi do trường và mợ phụ trách, nên tôi gần như không liên lạc với nhà.
Tất nhiên, bố mẹ cũng không chủ động liên hệ với tôi, sợ tôi mở miệng xin tiền.
Nhưng sau khi thi đại học xong, lúc tôi bước ra khỏi phòng thi, nhìn thấy bố mẹ đứng chờ ngoài cổng, tôi thực sự giật mình.
Họ đang đợi tôi sao?
Tôi lắc đầu, không thể nào.
Tôi thà tin rằng họ đến ngoài trường thi để... nhặt vỏ chai nhựa bán đồng nát.
Nhưng đúng lúc tôi rời khỏi điểm thi, họ thật sự bước lên đón tôi.
“Con gái à, thi xong rồi, vất vả cho con quá rồi.”
Bố tôi nói câu đó, tôi nhìn ông như thể vừa thấy ma.
“Ôi chao, nói mấy lời này làm gì? Con bé mới thi xong, chắc cũng mệt rồi, mình về nhà trước đi.”
Mẹ tôi vừa nói vừa định kéo tay tôi.
Tôi bình tĩnh rút tay lại, nói là phải gọi điện chút đã.
Tôi tìm một bốt điện thoại gần đó, gọi cho mợ.
Thời gian trước kỳ thi đại học, mợ không đến được, nhưng đã nhờ anh họ, anh Toàn mang sữa, bánh mì và trái cây đến cho tôi, sợ tôi đói ở trường.
Giờ thi xong, tất nhiên phải gọi cho mợ báo bình an.
Vừa nhấc máy, tôi đã nghe thấy giọng mợ yếu ớt bên kia.
Rõ ràng mợ đang cố gắng cất cao giọng, gượng gạo giữ sức.
Tôi hỏi mợ bị sao vậy?
Mãi đến khi âm thanh trong bệnh viện bên kia lộ ra qua điện thoại, mợ mới giả vờ như không có gì, nói là bị chút bệnh nhỏ, nằm viện vài hôm là ổn.
“À phải rồi, hôm qua mẹ con gọi cho mợ hỏi con thi ở đâu, nói thi xong sẽ đến đón. Đón được rồi chứ?”
Tôi nói đón rồi, vừa nói vừa nhìn ra ngoài bốt điện thoại, mẹ tôi đang nhìn tôi chằm chằm.
Tôi hỏi mợ nằm bệnh viện nào, tôi muốn đến thăm, nhưng mợ lại nói không cần, vài hôm nữa xuất viện rồi, đến nhà mợ chơi là được.
Phía sau đã có người xếp hàng chờ gọi điện, tôi và mợ nói vài câu vội vàng rồi gác máy.
21.
Đây là lần đầu tiên tôi thấy bố mẹ bận rộn vì mình.
Kỳ thi kết thúc cũng có nghĩa là tốt nghiệp.
Không thể tiếp tục ở ký túc xá, đồ đạc phải dọn hết.
Thế là bố mẹ đến đón tôi, tiện thể phụ tôi xách đồ.
Tôi thu dọn hơi chậm, họ thì tất bật chạy qua chạy lại giúp.
Đến cả bạn cùng phòng cũng nói:
“Bố mẹ cậu tốt thật đấy, thi xong liền đến giúp ngay.”
Ừm.
Thật mong tất cả đều là thật lòng.
Nếu như tôi không vừa về đến nhà đã thấy... anh cả.
Còn cả chị dâu – người từng nghe nói đã bỏ đi từ lâu.
Tôi nhìn thấy chị dâu đang ngồi trên ghế mây giữa sân, cái bụng bầu lớn nhô lên rõ rệt.
Anh cả thì hệt như đang hầu hạ tổ tông, ngồi bên bóc sẵn cả đống hạt dưa, lại còn phe phẩy quạt cho chị ta.
“Không có quạt máy à?”
(Hết Chương 6)Bấm vào trang bên dưới tiếp theo chọn vào nút theo dõi nhận truyện mới nhất
cảm ơn mọi người nhìu ạ 🫰🫰🫰 🥰🥰🥰