Đọc truyện online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.

Mẹ Tôi Sinh Ra Tôi, Chỉ Để Hút Máu Tôi Mà Sống..

Chương 3



Facebook Group
🌟 Tham gia nhóm Facebook!

🤝 Cập nhật thông tin mới, chia sẻ mỗi ngày và kết nối cộng đồng!
🎉 Nhấn để tham gia ngay 😄

7

May mà tôi không phụ lòng họ.

Sau khi đi học, tôi luôn giữ được vị trí nhất lớp.

Có lẽ cũng nhờ lớp dưới kiến thức chưa khó.

Trong nhà, tôi và anh hai gần như lần nào cũng đứng đầu lớp.

Chỉ có anh cả, thành tích luôn lẹt đẹt ở tầm trung hoặc dưới trung.

Người trong thôn ai cũng nói:

“Nhà này, đầu óc thông minh chắc đổ hết lên người Yến và thằng hai rồi.”

Nhưng anh cả thì không phục.

Mẹ tôi thì thương anh cả nhất, vì hồi bà sinh anh, bà nội từng bắt nạt bà rất nhiều.

Tới khi sinh được anh cả, mẹ mới ngẩng mặt lên được với nhà họ Lý.

Bà luôn coi anh là con phúc tinh, trong bốn chị em tôi, mẹ thương anh cả nhất.

“Hạng nhất lớp dưới thì có gì hay? Anh Dũng nhà mình học lớp cao, sách vở khó gấp mấy lần! Sau này hai đứa nhỏ kia lên lớp lớn, liệu có hơn được anh không còn chưa biết.”

Mẹ nói vậy, anh cả ngẩng đầu cao ngạo, như thể mình là rồng là phượng thật sự.

Anh cũng rất biết cách nói lời ngon tiếng ngọt:

“Mẹ yên tâm, sau này con làm nên sự nghiệp nhất định sẽ báo đáp mẹ thật hậu hĩnh!”

Mẹ tôi thì rất ăn mấy câu này, mỗi lần nghe xong, bữa cơm hôm đó thế nào cũng cho anh thêm một quả trứng gà.

Mà trứng gà lúc đó, với tôi và chị cả, là món chỉ có dịp lễ Tết mới dám mơ đến.



Lần này cũng không ngoại lệ.

“Mẹ, con lần này được hai điểm 100 nè!”

Tôi nuốt nước miếng, nhìn mẹ đầy mong đợi.

Mẹ chỉ “ồ” một tiếng, như vừa sực nhớ ra:

“Thành tích này là chạm trần rồi. Vậy thì ở nhà học ít thôi, anh con sai gì thì làm nấy, đừng có làm phiền ảnh học bài.”

Tôi chợt hiểu: chắc mẹ nhớ lại chuyện hôm qua anh cả bảo tôi giặt cặp cho ảnh, mà tôi từ chối vì đang làm bài tập.

Tôi sững người, nước mắt tức tửi rưng rưng nơi khóe mắt.

8

Trong sự thiên vị vô lý của cha mẹ, ngày tháng cứ thế trôi qua.

Chớp mắt, tôi đã từ lớp nhỏ học lên đến lớp lớn, và vẫn luôn đứng đầu toàn khối.

Còn anh cả thì đã lên cấp hai, nhưng vẫn lẹt đẹt đội sổ.

Dù vậy, mẹ vẫn nghĩ con trai lớn của bà là giỏi nhất trần đời.

Học cấp hai, tiền học của anh càng cao, gánh nặng trong nhà càng lớn.

Chị cả thì không chỉ lo việc nhà và đồng áng.

Khu tôi ở có nhiều tre nứa, nên người ta hay chẻ nan đan thúng, rổ bán lấy tiền.

Ba tôi hai ngày lại chặt một mớ tre, rồi giao cho chị cả ngồi đan.

Còn tại sao ông ấy không đan?

Ông vung tay nói:



“Ra đồng làm đã mệt chết rồi, còn đan gì nữa!”

Mẹ tôi thì…bà tin vào một lần coi bói từ hồi xưa, nói mình kỵ mộc – động vào cây sẽ khắc con trai.

Hồi anh cả còn nhỏ, mẹ từng chặt củi một ngày, hôm sau anh chạy nhảy thì vấp phải cành cây, chảy máu đầy chân.

Từ đó mẹ càng tin sái cổ.

Cho nên sau này, ngay cả nhóm bếp, nấu cơm, mẹ cũng đổ hết lên đầu chị cả – khi đó mới chỉ có sáu tuổi.

Mà tôi thì chỉ muốn nói…

“Sách giáo khoa bảo rồi, tre không phải gỗ, mà là thân cỏ cơ mà...”

Nhưng thôi.

Trong cái nhà này, có người biết thương mình.

Có người chỉ biết yêu mỗi con trai.

Còn con gái – nhất là đứa không được yêu thương – thì chỉ biết cắn răng hy sinh.

Dù vậy…

Anh cả – người chưa từng phải động tay làm việc nhà – cuối cùng vẫn trượt kỳ thi vào cấp ba.

Anh cả được 190 điểm, đến trường cấp 3 tệ nhất huyện cũng trượt.

Mẹ tôi thì trách đề thi:

“Ra đề kiểu gì mà dìm nhân tài thế này!”

Nhưng chuyện đó không giải quyết được vấn đề thực tế nhất:

Anh cả giờ phải làm gì?



“Kệ! Tao nhất định phải đi học!” – Anh cả 15 tuổi, nằm đất nhào lộn, khóc la ăn vạ.

Vì ảnh yêu việc học lắm hả? Không hề.

Chỉ vì ba tôi đã để dành cho ảnh hai mảnh ruộng, rồi nói:

“Học hành không ra gì thì về nhà làm ruộng đi.”

Mà anh cả sao chịu nổi cái khổ đó?

Mẹ tôi thì mắt đỏ hoe, nhìn ba năn nỉ:

“Ông ơi, thằng Dũng còn nhỏ mà… Hay là cho nó học thêm hai năm nữa?”

Ba tôi gắt:

“Tiền đâu? Ai trả tiền?”

“Thằng vô tích sự này, ngay cả trường hạng tư cũng không đỗ nổi!”

“Bao năm nuôi ăn học, uổng công vô ích!”Ba nổi giận đùng đùng.

“Con mặc kệ, con cứ phải học!” – Anh cả nghênh cổ cãi lại.

Bà mẹ lúc này bèn bật câu sát thương:

“Tiền thì... chẳng phải có cách rồi sao?”

Vừa nói, bà vừa ôm chầm lấy anh cả như bảo vệ của quý, ánh mắt ấp úng liếc sang chị cả.

Tim tôi chùng hẳn xuống.

Chị cả năm nay 16 tuổi, dạo gần đây có người đến hỏi cưới, nhưng cha mẹ tôi vẫn chưa gật đầu vì chưa hài lòng về điều kiện nhà trai.

Nhưng bây giờ - ánh mắt mẹ nhìn chị cả - giống hệt ánh mắt bọn con buôn ngoài chợ, đang tính xem món hàng nào bán được giá nhất.



Tôi vừa định mở miệng phản bác, thì anh hai lập tức kéo tôi đi ra ngoài.

“Đừng có đụng thẳng mặt, vô ích.” – Anh nói nhỏ.

9

Sau đó, anh cả xách ba lô vào Nam làm công nhân.

Lúc ấy tôi mới hiểu lời anh hai nói hôm trước có ý gì.

Hóa ra anh hai đã ra tay.

Thực ra ảnh cũng chẳng làm gì to tát, chỉ là rủ một bạn nữ cùng lớp tới nhà chơi.

Cô bé đó khi tới còn mang theo một túi kẹo và bánh quy, bao bì sặc sỡ lạ mắt, là kiểu mà quán tạp hóa đầu thôn chưa từng bán bao giờ.

Tuy xách cả túi đến, nhưng lại chia từng viên một cách keo kiệt, mỗi người chỉ được một viên.

“Kẹo này là anh tớ mua từ thành phố lớn về đó! Mấy cậu chắc chưa từng ăn đâu ha?”

Cô ta ngẩng cao đầu, nói đầy tự hào.

Rồi bắt đầu tâng bốc anh trai mình như thần thánh:

rằng anh làm việc trong thành phố, mỗi tháng kiếm được mấy trăm tệ, rằng ảnh đã từng ngồi xe khách, tắm có nước nóng chảy ra từ vòi luôn!

Cô còn bảo:

“Anh tớ, anh cả nhà cậu cũng biết đó. Hồi tiểu học học chung mà, nhưng ảnh không thích học nên bỏ từ hồi tốt nghiệp tiểu học rồi đi làm cùng chú trong thành phố.”

“Tết vừa rồi về quê, ảnh uốn tóc xoăn, mặc áo hoa sặc sỡ khoác áo da, trông cực kỳ sành điệu!”

“Bao nhiêu cô trong làng mê ảnh như điếu đổ đó!”

Anh cả tôi nghe mà mắt trợn tròn, ghen tị thấy rõ.



Cô bé tiếp tục kể:

“Học hành làm gì? Dù sao cũng là đi làm thôi mà!”

“Anh tớ mới gọi là giỏi, tốt nghiệp tiểu học đã đi làm, tránh được mười năm khổ học uổng phí!”

“Kẹo này là anh tớ được tăng lương tháng trước mua cho đó!”

“Tháng trước ảnh còn chạy xe máy về quê nữa!”

“Ngay cả trưởng thôn cũng mượn xe ảnh chạy thử một vòng rồi khen ảnh hết lời!”

Cô ta kể thao thao bất tuyệt như thể anh trai cô là niềm tự hào của cả làng.

Sau buổi “ghé chơi” đó, anh cả nhà tôi lập tức đòi nghỉ học, cứng đầu khăng khăng đòi đi làm công nhân, không hề nhắc lại chuyện tiếp tục đi học.

Vậy là cha mẹ tôi cũng thở phào nhẹ nhõm.

Trong làng, nhiều thanh niên ra ngoài làm ăn, thực sự kiếm được tiền.

Mẹ tôi dù không nỡ, nhưng nghĩ tới cảnh anh cả tương lai thành công rạng rỡ về làng, cuối cùng vẫn gói ghém hành lý tiễn ảnh lên tàu đi về phương Nam.

Chuyện hôn sự của chị cả cũng tạm gác lại.

Anh hai nhân cơ hội truyền lại bài học:

“Gặp chuyện lớn mà sức chưa đủ, đừng có đối đầu trực diện, phải tìm cách phá từ gốc, từ bên trong.”

Tôi nghe mà gật gù tâm đắc.

“Anh ơi, thế còn kẹo của cô bạn kia... còn không?”

Anh hai vung tay gõ bốp vào trán tôi:

“Mơ đẹp quá ha! 5 viên kẹo đó là anh làm bài hộ cổ mới đổi được đó, biết chưa?!”



10

Anh cả đi làm công nhân rồi, năm đó anh hai lên lớp 6.

Khác với anh cả, anh hai thi đứng đầu kỳ thi toàn thị trấn, nên trường cấp 2 thị trấn đích thân mời, miễn toàn bộ học phí, cho anh vào học.

Từ làng tôi đến trường thị trấn, phải đi bộ nửa tiếng qua đường núi tới trạm xe nông thôn, rồi mới bắt được xe khách ra thị trấn.

Xa quá, nên anh hai phải ở nội trú.

Trước hôm nhập học, ảnh vỗ vai tôi, căn dặn:

“Em giữ vững thành tích này, sang năm cũng sẽ được miễn phí học như anh.”

Tôi gật đầu nghiêm túc.

Nhưng biến cố xảy ra chỉ sau đó 2 tháng.

Cha tôi khi lên núi chặt củi, chẳng may trượt chân lăn xuống dốc.

Bác sĩ nói:

Gãy xương ống chân, tay, trầy xước khắp người, cần nằm yên tĩnh dưỡng vài tháng.

Tôi đi học về mới biết chuyện.

Dù tôi không làm gì sai, chưa hề biết chuyện, nhưng mẹ tôi vẫn lạnh lùng trút hết tội lên đầu tôi:

“Học, học! Tại mày chỉ biết học nên mới không ai giúp ba mày đi chặt củi, ông mới té gãy chân!”

“Học cái gì nữa mà học?! Chữ biết rồi, toán biết tính rồi!”

“Học thêm cũng chỉ để làm con dâu nhà khác, phí công!”

“Mai lên trường xin nghỉ đi, về nhà làm việc!”



(Hết Chương 3)


Bình luận

Loading...