Mẹ Tôi Sinh Ra Tôi, Chỉ Để Hút Máu Tôi Mà Sống..
Chương 2

🌟 Tham gia nhóm Facebook!
🤝 Cập nhật thông tin mới, chia sẻ mỗi ngày và kết nối cộng đồng!
🎉 Nhấn để tham gia ngay 😄
“Nếu chị đã không muốn cho con bé Yến đi học, thì em cũng không ép.”
“Em sẽ đi hỏi thử mẹ con bé Hoa trong làng, bà ấy cũng từng nói với em mấy lần là muốn cho con bé đi học lắm.”
Nói rồi, mợ xoay người bước đi.
“Á! Khoan đã, đừng đi mà… em dâu ơi!”
Ban đầu mẹ tôi còn định giở trò kén cá chọn canh, muốn đòi mợ chi tiền cho anh hai.
Nhưng mợ không hề mắc mưu, cũng chẳng chịu nhún nhường.
Mẹ tôi quýnh lên, vội vàng kéo tay áo dì lại:
“Tiểu Lệ, ngồi xuống đã, chuyện này… để chị suy nghĩ lại đã!”
4
Mẹ tôi không ngu, bà biết rõ – con đường học hành mới là con đường tốt hơn.
Trong làng có anh Vương Bình, chỉ học hết cấp hai mà đã được làm kế toán xã, ngày ngày kẹp cặp tài liệu đi tới đi lui, trông oai phong hết chỗ nói.
Lý Cường cũng là người học hành rồi mới đi làm công, nghe nói vì biết chữ, biết toán, nên rất được chủ quý, thường giao cho mấy việc nhẹ nhàng, lương còn cao hơn người khác mấy chục đồng mỗi tháng.
Nhưng người khiến cả làng bàn tán nhiều nhất, là chị Lưu Anh – con gái nhà họ Lưu ở đầu làng.
Lúc ấy, nhà họ Lưu cho con gái đi học cũng từng bị dân làng cười nhạo.
Thế nhưng chị Lưu Anh thật sự giỏi giang, lần nào cũng đứng nhất khối, sau đó lại học luôn lên trung cấp chuyên nghiệp.
Tốt nghiệp xong, không chỉ được phân công công việc ổn định, mà còn gả vào nhà chồng rất tốt.
“Bà không thấy đám cưới con bé Anh à? Mẹ chồng nó cho hẳn hai vạn tiền sính lễ đấy! Hai vạn cơ mà!”
“Chưa hết, bố chồng nó là giám đốc nhà máy, cưới xong liền cho em trai nó vào nhà máy làm luôn!”
Đêm xuống, ánh đèn dầu chập chờn, mẹ tôi ngồi dưới ánh đèn vẽ ra viễn cảnh tốt đẹp của tôi sau khi được đi học.
“Quan trọng là không mất tiền! Tiểu Lệ nói sẽ lo hết học phí cho con bé. Thế chẳng phải quá tốt sao?”
“Vậy sao không lo cho hai thằng kia? Bảo nó giúp đại con cả hay con hai cũng thế mà?” – cha tôi thắc mắc.
Lúc đó, cả cha lẫn mẹ tôi đều nghĩ như nhau:
“Ôi dào, Tiểu Lệ có mỗi đứa con trai thôi mà.”
“Tôi nghe giọng con bé, hình như muốn có thêm một đứa con gái nữa, tài trợ học hành coi như nuôi làm con gái nuôi vậy.”
“Cơ mà tôi chẳng hiểu, nếu muốn giúp đỡ thì tài trợ con trai không phải tốt hơn con gái à?”
“Nhưng nếu nó đã thích con bé Yến, thì cứ để con bé đi học đi! Nó bỏ tiền, sau này già rồi con bé Yến còn giúp đỡ lại được.”
“Chẳng lẽ anh lại muốn để con trai mình đi lo cho người ta lúc về già à?”
Dưới ánh đèn dầu leo lét, cha tôi lắc đầu như trống bỏi.
Con trai thì sao có thể đi phụng dưỡng người ngoài chứ?
“Con bé Yến thì khác, vẫn là người nhà mình nuôi nấng, nó chỉ trả học phí thôi mà.”
“Ngày thường con bé vẫn làm việc nhà như bình thường, sau này học xong có thể gả cho nhà chồng tốt hơn, lúc đó tiền sính lễ vẫn là của mình.”
“Còn chuyện dưỡng già? Con gái đã gả đi thì như bát nước hắt ra rồi, dù gì nó cũng là người ngoài, nếu nó nuôi Tiểu Lệ thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến nhà ta!”
Khi ấy tôi mới năm tuổi, ngơ ngác mơ hồ.
Nhưng tôi vẫn hiểu: chuyện mợ dâu tài trợ tôi đi học, trong mắt cha mẹ tôi – là một thương vụ chắc thắng, không lỗ.
5
Chuyện cứ thế mà được quyết định.
Đó là mùa hè vui vẻ nhất kể từ khi tôi chào đời.
Tôi sắp được đến trường rồi!
Ngay trong kỳ nghỉ hè, mợ đã nhờ anh hai dạy tôi học trước sách giáo khoa.
Cũng chính lúc đó, tôi mới biết lý do thực sự khiến mợ chọn giúp tôi đi học.
Hóa ra không phải chọn bừa, mà là mợ đã tính toán kỹ càng từ trước.
“Yến Yến, bài tập của Hạo Hạo là do con làm đúng không?”
Anh hai học lớp Một, môn Toán với Văn đều do mợ dạy, bài tập cũng do mợ chấm.
Chạm phải ánh mắt mợ, tôi chần chừ gật đầu, trong lòng còn lo sẽ bị trách mắng.
Không ngờ mợ chỉ nhẹ nhàng xoa đầu tôi.
“Mợ đã thấy rồi, nét chữ khác hẳn, mềm mại hơn nhiều, viết cũng đẹp hơn.”
Mợ nói, anh hai cuối cùng cũng thú thật.
Rằng ở nhà, mỗi lần học bài, anh đọc thuộc lòng một lần là tôi có thể nhại theo gần y hệt.
Từ vựng, đánh vần, tính toán – tôi từ sớm đã biết viết 26 chữ cái trên cát, đếm từ 1 tới 100.
Thế là anh hai “khôn ngoan” đem luôn bài tập giao cho tôi làm.
Tan học, có lúc tôi đang cùng chị cả làm việc sau núi, anh hai vác cặp chạy thẳng ra sau núi.
Giảng lại bài cho tôi một lượt, rồi đưa bài tập cho tôi làm.
Có phần tôi cũng chẳng hiểu lắm nhưng tôi có thể nhìn mẫu mà bắt chước, cứ thế làm theo.
Thật ra… tất cả đều là ý của chị cả.
Chị thấy tôi thông minh, nên bảo anh hai lén lút dạy tôi học.
Anh hai từ nhỏ do chị nuôi lớn, nên rất nghe lời.
Khi chúng tôi ở sau núi, luôn là chị một mình làm hết việc, còn anh hai thì giảng bài cho tôi.
Đó là bí mật của ba chị em chúng tôi, cho đến khi bị mợ phát hiện.
“Yến Yến, con là một mầm non học hành rất sáng giá.”
“Phải biết trân trọng thiên phú mà ông trời ban cho, thay đổi vận mệnh của chính mình.”
Mợ xoa đầu tôi, dịu dàng nói.
Lúc ấy tôi vẫn chưa hiểu, “vận mệnh” là gì.
Nhưng… tôi biết, chỉ khi học thật giỏi, tôi mới không trở thành như mấy chị gái trong làng - những người không được đi học, mới mười mấy tuổi đã bị ép gả chồng.
Mùa hè năm ấy, chị cả chăm sóc tôi, ngay cả việc đun củi cũng không cho tôi làm, chỉ một mực để tôi học hành.
Ngoài ra, trong lòng tôi còn có một niềm mong chờ nho nhỏ.
Anh hai, anh cả đi học đều có cặp sách.
Giờ, tôi cũng sắp có rồi!
Tôi nhớ những ngày cùng chị làm ruộng ngoài đồng, thỉnh thoảng thấy mấy đứa lớn tan học, đeo cặp sách đi ngang qua – từng bước, từng bước trông thật oai phong.
Lúc ấy, tôi ngưỡng mộ lắm.
Mà giờ đây, tôi cũng sắp giống tụi nó rồi.
Tôi cũng sẽ đeo cặp sách, bên trong là những quyển sách chứa đầy tri thức, rồi chạy băng băng trên cánh đồng với niềm tự hào rực rỡ.
Tôi mong chờ mãi, mong từng ngày.
Cho đến đêm trước ngày khai giảng, khi tôi đầy háo hức hỏi mẹ:
“Mẹ ơi, mai con đi học rồi, cặp sách của con...”
Mẹ giật mình đập tay lên trán:
“Ôi trời, xem trí nhớ của mẹ kìa!
Mẹ quên mất là mai con cũng phải đi học.”
Nói rồi, bà cúi xuống lục lọi trong tủ, mò ra một túi nhựa đen to tướng, phẩy phẩy hai cái:
“Nhà hết vải rồi, ngày mai con dùng cái này đựng sách nha.”
Tôi chết sững.
Rõ ràng mới hai hôm trước, tôi còn thấy mẹ may hai bộ đồ mới cho anh cả…
6
Thế là ngày khai giảng, tôi xách theo một cái túi nhựa đen to đùng đến trường.
Hôm đó là mợ dắt tôi đi nhập học.
Mợ nhìn cái túi tôi đang cầm, khẽ cau mày, rồi xoay người vào nhà lấy ra một cái túi vải cũ.
Mợ nói đó là cặp của anh Toàn hồi học tiểu học, giờ tôi dùng đựng sách là vừa khít.
Đến trường, mợ đóng học phí cho tôi.
Tôi lặng lẽ nhìn những tờ tiền, có tờ lẻ, có tờ chẵn, trong đầu cứ nghĩ:
“Trời ơi, nhiêu đây là bao nhiêu tiền vậy chứ…”
Sau khi báo danh xong, mợ cúi người, ngồi xổm xuống trước mặt tôi:
“Yến Yến, đừng lo. Mợ không cần con phải phụng dưỡng khi về già đâu.”
Hiển nhiên, mợ đã thấy ánh mắt tôi dán vào tiền nên nói vậy để an ủi tôi.
Trước đó, ngay tại nhà tôi, mẹ tôi từng nói trước mặt mợ rằng:
“Con phải cố học hành, đừng quên ơn mợ. Sau này con cũng là nửa đứa con gái của mợ rồi, phải lo cho mợ lúc về già.”
Mẹ tôi nói vậy, chẳng qua là để làm mợ yên tâm, dễ dàng chi tiền tài trợ.
Nhưng mợ chẳng để tâm chuyện đó.
Mợ chỉ nói:
“Yến Yến à, vào trường rồi, phải học thật tốt. Nhưng con phải nhớ, học không phải vì mợ, mà là vì chính con, hiểu không?”
Tôi gật đầu thật mạnh.
Trong lòng thì âm thầm nghĩ:
“Mợ ơi, con nhất định sẽ học thật giỏi. Sau này… cũng sẽ chăm sóc mợ.”
Nhờ sự giúp đỡ của mợ, tôi chính thức bắt đầu cuộc đời đi học.
Nhưng chuyện học hành của tôi, ngoài làm phiền mợ, thì còn làm phiền cả chị cả.
Tuy ba mẹ miễn cưỡng đồng ý cho tôi đi học, nhưng việc nhà vẫn không hề ít.
Để tôi được yên tâm học hành, chị cả đã gánh hết mọi việc.
Mùa hè nóng như thiêu, chị chẳng dám nghỉ trưa, cứ đội nắng mà làm việc đến mức mồ hôi đầm đìa, lưng áo ướt sũng.
Bởi chị lo nếu không làm xong việc đồng áng, mẹ lại sẽ bắt tôi ra phụ, làm lỡ dở chuyện học của tôi.
(Hết Chương 2)Bấm vào trang bên dưới tiếp theo chọn vào nút theo dõi nhận truyện mới nhất
cảm ơn mọi người nhìu ạ 🫰🫰🫰 🥰🥰🥰