Đọc truyện online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.

Ly Hôn Xong, Tôi Mời Cả Nhà Chồng Cút

Chương 2



Facebook Group
🌟 Tham gia nhóm Facebook!

🤝 Cập nhật thông tin mới, chia sẻ mỗi ngày và kết nối cộng đồng!
🎉 Nhấn để tham gia ngay 😄

Cô ta há miệng định cãi lại, nhưng hồi lâu vẫn không nói được câu nào.

Ngay khi tôi nghĩ mình đã nắm thế chủ động, mẹ chồng – bà Lưu Lệ Phương – bỗng nhiên trợn mắt, gào lên:

“Lâm Gia Ni! Đừng tưởng chồng cô không có nhà là cô muốn làm gì thì làm nhé!

Cô nói mấy lời này là có ý gì? Lý Mai là con gái tôi, hai đứa nhỏ là cháu ngoại tôi!

Con gái tôi sang nhà chị dâu ăn cơm thì có gì sai?

Tôi nói cho cô biết, cái nhà này còn lâu mới đến lượt cô làm chủ!

Từ hôm nay trở đi, tôi quyết định rồi: ngày nào Lý Mai cũng phải dắt con sang ăn cơm với tôi!”

Quát tôi xong, bà ta lập tức quay sang ôm chặt lấy Lý Mai, vừa xoa đầu vừa dỗ ngọt như sợ con gái bị ấm ức.

Lý Mai cũng không phải dạng vừa, nước mắt lưng tròng, nhập vai người bị hại ngay tức thì.

Nhìn cảnh “mẹ hiền con thảo” ngay trước mắt, tôi chỉ thấy trong lòng trào dâng một từ: bó tay toàn tập.

6

Không phải tôi không dám cãi lại mẹ chồng.

Nhưng trong đầu lại bất chợt vang lên lời dặn dò của chồng trước hôm anh đi công tác.

Vì nghĩ đến anh, tôi mới cố nén cơn giận sắp bùng lên đến đỉnh điểm.

Tôi và chồng – Lý Mục – đã kết hôn được tám năm, trải qua không ít sóng gió, đúng nghĩa cùng nhau chia ngọt sẻ bùi.

Cả đời người, mấy ai có thể cùng nhau đi qua bão giông như thế, nên tôi luôn trân trọng tình cảm này.



Ba của anh mất sớm, nên chồng tôi luôn hết lòng hiếu thảo với mẹ.

Lúc mới cưới, anh đã đón mẹ chồng về sống chung, để bà yên tâm an dưỡng tuổi già.

Ngoài việc thỉnh thoảng nhờ bà đón Bối Bối khi con học mẫu giáo, thì gần như không để bà phải động tay việc nhà gì.

Tôi cũng hiểu làm dâu – làm mẹ chồng vốn dĩ chẳng dễ hòa hợp, nên bao năm nay tôi luôn nhẫn nhịn, giữ khoảng cách vừa đủ để cả hai sống yên ổn.

Và cũng chính vì giữ khoảng cách ấy, nên chúng tôi mới yên ổn được đến giờ.

Biến cố bắt đầu nửa tháng trước.

Chồng tôi được công ty cử đi công tác xa một tháng.

Tối trước ngày anh đi, anh nắm chặt tay tôi, tha thiết căn dặn:

“Em ráng nhẫn nhịn một chút. Lo cho mẹ giúp anh trong thời gian anh vắng nhà.”

Thật ra lời anh nói cũng không quá đáng. Là chuyện bình thường trong gia đình, tôi cũng lập tức gật đầu đồng ý.

Dù anh không dặn, tôi cũng sẽ lo cho mẹ anh chu đáo.

Dù sao chồng không ở nhà, bà cũng chỉ có thể dựa vào tôi.

Nhưng vấn đề lại phát sinh đúng ngày hôm sau, khi Lý Mai chuyển đến sống gần nhà.

Mẹ chồng liền bảo tôi tổ chức mừng tân gia cho cả nhà cô ấy.

7

Là chị dâu, tôi thật lòng vui mừng khi em chồng chuyển nhà.



Vì vậy hôm đó tôi hồ hởi chuẩn bị một bàn tiệc lớn để mừng tân gia cho cả nhà cô ấy.

Tôi cứ nghĩ vậy là xong rồi.

Ai ngờ hôm sau, vừa nấu xong bữa tối, Lý Mai lại dắt hai đứa con đến.

Tuy có hơi bất ngờ, nhưng tôi vẫn vội vào bếp làm thêm hai món nữa.

Rồi ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm…

Ngày nào cũng vậy, Lý Mai đều đến đúng giờ cơm, chuẩn hơn cả chấm công đi làm.

Ban đầu còn khách sáo vài câu, sau này thì khỏi nói, cứ bước vô cửa là lao thẳng ra bàn ăn, ánh mắt như sói đói, nhìn chằm chằm mâm cơm.

Mẹ chồng thì lúc nào cũng bênh con gái.

Chỉ cần tôi có biểu hiện hơi không vui, bà lập tức ám chỉ, đá xéo tôi đủ điều.

Vì thế mấy ngày qua dù ngoài mặt không cãi nhau, nhưng trong lòng tôi và bà cứ âm thầm giằng co.

Cho đến hôm nay, hành vi của hai mẹ con họ thật sự đã vượt quá giới hạn chịu đựng của tôi.

Tốt lắm, đã vậy thì tôi khỏi nấu cơm nữa, để xem Lý Mai còn ăn chực kiểu gì.

Nghĩ xong, tôi không thèm tranh cãi gì với mẹ chồng, chỉ lặng lẽ thay đồ cho con rồi dắt bé đến tiệm McDonald gần nhà.

Tôi gọi cho con một phần combo thiếu nhi.

Nhìn con bé ăn uống no nê, vui vẻ nghịch đồ chơi tặng kèm, tôi không kìm được đưa tay xoa nhẹ mái đầu nhỏ của nó.

Mãi đến khi khu vui chơi đóng cửa, tôi mới đưa con về nhà.



Vừa mở cửa bước vào, tôi đã thấy mẹ chồng ngồi ngay ngắn trên ghế sô-pha, mặt đầy ngạo mạn.

Thấy tôi về, bà còn khẽ hừ một tiếng từ lỗ mũi, tỏ rõ thái độ.

8

Tôi mặc kệ.

Bà làm vậy chẳng qua vì nghĩ lần này bà thắng thế, tôi câm nín bỏ đi tức là nhận thua.

Giờ mà tôi mở lời trước, bà nhất định sẽ tranh thủ giễu cợt tôi thêm.

Trải qua chuyện hôm nay, tôi xem như đã nhìn thấu bộ mặt thật của hai mẹ con họ.

Không muốn đôi co, tôi dỗ con vào phòng ngủ rồi quay ra, lôi hai chiếc túi siêu to khổng lồ.

Dưới ánh mắt ngỡ ngàng của mẹ chồng, tôi bắt đầu “càn quét” tủ lạnh.

Tôi lấy sạch đồ trong tủ đông, tủ mát.

Sau đó, tôi chuyển sang bếp: từ dầu ăn, nước tương, giấm, muối, đến tất cả gia vị, gói sạch vào túi.

Xong xuôi, nhìn căn bếp trống trơn, tủ lạnh sạch bóng, tôi khẽ nở nụ cười hài lòng.

Ngay lúc tôi xách túi ra cửa, mẹ chồng đột nhiên hét lên:

“Lâm…Lâm Gia Ni! Cô đang làm cái gì đấy?

Cô định mang hết đồ trong nhà đi đâu!?”

Nghe bà nói vậy, tôi cười lạnh trong lòng:



Chẳng lẽ trong cái nhà này, chỉ có bà mới được tự ý mang đồ cho người khác?

Tất cả mớ thực phẩm kia đều do tôi bỏ tiền mua!

Tôi vẫn giữ nét mặt vô tội, nhẹ nhàng đáp:

“Đem vứt thôi mẹ, chứ giờ nhà đâu có dùng đến nữa.”

“Cô nói vậy là sao?”

Mẹ chồng lập tức đứng bật dậy, định giành lại túi trong tay tôi.

Thấy vậy, tôi lùi hai bước, ôm chặt hai túi ra sau lưng.

Bà ta tức đến mức giậm chân tại chỗ:

“Cô vứt hết đồ thì tôi ăn gì? Cô định bỏ đói tôi chắc!?”

Tôi cười thầm, đã chuẩn bị sẵn lời đối đáp:

“Mẹ à, con đi làm cả ngày, về còn phải nấu cơm cho từng ấy người, con thật sự không kham nổi nữa rồi.

Mấy hôm tới, con sẽ đặt đồ ăn ngoài cho mẹ.

Mẹ cứ yên tâm, món con chọn toàn là đồ sạch sẽ, nấu kỹ, đảm bảo vệ sinh.”

9

Nói xong, tôi lập tức xách túi đi thẳng, không buồn quay đầu lại nhìn mẹ chồng đang gào lên mắng chửi sau lưng.

Tất nhiên, tôi không đem đồ đi vứt thật.



Tôi mang xuống nhà cho bà Trương – người sống ở tầng dưới.

Mấy rau củ tươi rói, lọ dầu ăn còn nguyên nắp… bỏ đi thì phí quá.

Bà Trương sống một mình, rất thích nấu nướng.

Từ trước đến nay, chúng tôi vẫn giữ quan hệ hàng xóm tốt đẹp, hễ nhà ai có món ngon đều mang sang chia sẻ với nhau.

Cho bà mấy thứ đó, vừa đỡ lãng phí, vừa đúng người cần.

Làm xong xuôi hết mọi chuyện, tôi đứng bên cửa sổ ngắm ánh trăng lờ mờ ngoài kia,lòng cũng trở nên trầm xuống.

Tôi nghĩ, đợi chồng về, nhất định phải kể hết những gì đã xảy ra trong thời gian anh đi công tác, để anh biết tôi đã chịu bao nhiêu tủi thân.

Chúng tôi kết hôn nhiều năm, luôn yêu thương, chia sẻ, thấu hiểu lẫn nhau.

Nhờ vậy mà suốt bao năm, cuộc sống vẫn luôn yên ấm.

Nghĩ đến đó, tôi lại càng nhớ anh da diết hơn…

10

Hôm sau, vừa đến giờ nghỉ trưa, tôi liền cầm điện thoại lên, đặt luôn một phần món xào nhỏ mà mẹ chồng yêu thích.

Trước đây, bữa trưa của mẹ chồng thường là tôi nấu sẵn từ tối hôm trước hoặc tranh thủ làm lúc sáng sớm.

Giờ chỉ cần vài thao tác đơn giản là xong, khiến tôi cảm thấy một cảm giác nhẹ nhõm lâu ngày mới có lại.

Trong lòng thầm nghĩ: “Sướng gì đâu á trời!” rồi lại tiếp tục quay về làm việc.

Tan ca, tôi đưa con gái ra ngoài ăn tiệm.



Lúc chờ đồ ăn mang ra, tôi không quên đặt tiếp một phần cơm tối cho mẹ chồng, vẫn là món xào quen thuộc.

Y như rằng, chưa đầy nửa tiếng sau, điện thoại tôi bắt đầu bị bắn phá tới tấp.

Mẹ chồng gọi đến, giọng chua lè chua lét:

“Lâm Gia Ni, cô có ý gì đấy?

Buổi trưa đặt đồ ăn thì thôi đi, tối mà cũng đặt cái thứ đó cho tôi ăn à!?”

Tiếng bà hét chói tai như muốn xuyên thủng màng nhĩ, khiến tôi phải đưa điện thoại ra xa.

Đợi bà bớt gào, tôi mới lạnh nhạt mở miệng:

“Con đặt đồ ăn đủ khẩu phần, lại là từ tiệm uy tín trong khu, không phải đồ rẻ tiền gì cả.

Con tôn trọng mẹ, vì mẹ là mẹ của Lý Mục - chồng con.

Nhưng điều đó không có nghĩa là mẹ và con gái mẹ – Lý Mai – được phép ỷ thế bắt nạt con.

Con không có nghĩa vụ phải nuôi ăn nguyên gia đình nhà người ta.”

Dứt lời, tôi thẳng tay tút… tắt máy.

Dựa vào thái độ của mẹ chồng, tôi chắc chắn - Lý Mai lại vác xác đến nhà tôi ăn chực nữa rồi.

Một suất ăn dĩ nhiên không đủ cho cả bốn người.

Mà đây chính là cách tôi tuyên bố lập trường:

Nếu cô ta còn mặt dày, thì cứ giành phần ăn với mẹ ruột mình.



Còn không thì tự đi chợ nấu lấy, không chịu nổi thì về nhà, đừng hòng ăn chùa thêm ngày nào nữa.

11

Cứ như thế, suốt nửa tháng trời tôi đặt cơm hộp cho mẹ chồng.

Không còn cảnh em chồng lượn tới lượn lui, cuộc sống của tôi trở nên nhẹ nhàng và yên ổn hẳn.

Tôi đếm từng ngày như đếm cát đợi trăng, cuối cùng cũng đến hôm chồng tôi trở về.

(Hết Chương 2)


Bình luận

Loading...